BÀI VIẾT

McIntosh “Made in USA” (Kỳ 6): Di sản đáng nhớ – Lễ hội Woodstock và dự án “Wall of Sound”

Trong lịch sử phát triển của McIntosh, nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ và nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng đã lựa chọn hệ thống âm thanh McIntosh cho những dự án và cả cho sở thích âm nhạc riêng của họ. Sự công nhận và yêu thích của cộng đồng âm nhạc đối với các sản phẩm của McIntosh bắt nguồn từ những thập niên 1960, khi mà thời kỳ Rock & Roll tại Hoa Kỳ đang diễn ra rất mạnh mẽ. Theo đó, McIntosh đã hợp tác với rất nhiều nghệ sĩ cho các dự án liveshow, và 2 dự án nổi bật nhất trong thời kỳ này chính là Woodstock – một trong những lễ hội âm nhạc lớn nhất lịch sử và dự án “Wall of Sound” – sự kiện mang tính biểu tượng của “Gã Khổng Lồ Xanh”.

Hệ thống âm thanh dành cho hòa nhạc vào các thập niên 50 – 60:

Hệ thống âm thanh hòa nhạc (Concert Music System) đã trở nên khá phát triển vào những năm 1950 – 1960. Vào thời gian trước, các bộ ampli khuếch đại và loa “low – fi” đã hạn chế rất nhiều khả năng thể hiện của các nghệ sĩ, góp phần khiến cho các bản nhạc trở nên đơn giản, ồn ào kèm với độ méo tiếng cao. Điều này đã hình thành nên một phong cách “Rock & Roll”, biến sự méo tiếng trở thành một điểm nhấn trong các bài hát của các ca sĩ. Sự kết hợp giữa ampli và loa thường không được thiết kế để hiển thị toàn bộ dải tần  và tạo ra hình ảnh âm thanh bị nhiễu bởi các khoảng cách tần số và sự biến dạng.

Một vấn đề với hệ thống âm thanh hòa nhạc thời điểm ấy nữa các nhạc sĩ thường không thể nghe rõ chính họ trên sân khấu, một yêu cầu cơ bản đối với bất kỳ nhóm nhạc nào. Điều đó đã khiến cho nhiều bài hát được phát triển với cấu trúc cao và ngắn, kết hợp với nhịp beat mạnh mẽ. Tuy nhiên, vào nửa sau những năm 60, một phong cách âm nhạc mới phức tạp hơn, phóng đãng hơn trở nên phổ biến, và điều này là một thách thức rất lớn đối với các hệ thống âm thanh hòa nhạc lúc bấy giờ.

Woodstock 1969 – biểu tượng của văn hóa nước Mỹ trong thập niên 60:

Tất cả bắt đầu khi Ông Bill Hanley – người được mệnh danh là “Cha đẻ của âm nhạc lễ hội” – tìm kiếm một cuộc cách mạng âm thanh mới dành cho Woodstock, sự kiện mà Ông và công ty Hanley Sound của mình sẽ phụ trách bộ phận âm thanh. Từ sau buổi lưu diễn của nhóm nhạc đình đám The Beatles tại New York vào năm 1965, Ông đã nhận thấy khuyết điểm chí mạng của hệ thống âm thanh dành cho hòa nhạc lúc bấy giờ, khi chất lượng của hệ thống âm thanh không được tốt và rõ ràng, khiến cho buổi biểu diễn nhiều lúc bị lấn át bởi tiếng reo hò của đám đông. Vì lẽ đó, Ông đã bắt đầu nghiên cứu một hệ thống âm thanh tối ưu hơn cho sự kiện Woodstock.

Đã từng hợp tác với nhau trong lễ nhậm chức của Tổng thống Johnson vào năm 1965, Ông Hanley nhận ra được tiềm năng của McIntosh đối với các sự kiện lớn. Ông đã cùng thảo luận với McIntosh để có thể phát triển nên một hệ thống âm thanh có chất lượng cao hơn, truyền tải âm thanh tốt hơn cho lễ hội âm nhạc sắp tới. Và 2 mẫu ampli được đưa ra để lựa chọn là MI350 và MC3500, với công suất là 350 W.

Phải biết rằng lúc bấy giờ, các thương hiệu âm thanh khác trên thị trường chỉ sản xuất những mẫu ampli khuếch đại với công suất 60W – 70W, hầu như không có ai có thể vượt qua được mức độ đấy. Vì vậy, rất ít nhà sản xuất tại thời điểm đó có thể làm ra một chiếc ampli đèn khuếch đại lên đến 350W, và McIntosh là một trong số ít có thể làm nên việc đó. Đây cũng chính là lý do thúc đẩy Hanley sử dụng sản phẩm của McIntosh, khi “Gã Khổng Lồ Xanh” từ lâu đã rất nổi tiếng với việc chế tạo nên những chiếc ampli mạnh mẽ cùng độ méo tiếng thấp hơn so với bất kỳ ai khác trong khoảng thời gian đó.

20 chiếc ampli MC3500 đã được lựa chọn để vận hành hệ thống âm thanh dành cho một trong những lễ hội âm nhạc lớn nhất lịch sử này. Hệ thống được đặt phía dưới sân khấu giúp đảm bảo luôn khô ráo trong trường hợp thời tiết trở nên xấu đi. Đồng thời, để giữ cho các bộ khuếch đại không bị quá nhiệt, ban tổ chức lắp thêm những chiếc quạt thổi ở dưới sân khấu và thổi vào những chiếc ampli. Điều khiến cho công việc của các kỹ sư trở nên dễ dàng hơn đó chính là những chiếc đồng hồ công suất ở mặt trước thiết bị. Nhờ có chúng, các kỹ sư có thể thấy được hoạt động của các ampli, và đảm bảo rằng hệ thống không bị quá tải.

Một điều thú vị là hệ thống được thiết lập, theo một ý nghĩa nào đó, trở thành 2 hệ thống âm thanh công cộng để phục vụ cho một số lượng lớn người tham gia. Một hệ thống sẽ được đặt ở sân khấu phía trước, và một hệ thống khác để đưa âm thanh đến phía sau của đám đông. Các loa ở phía trước được đặt dưới thấp, trong khi các loa ở phía sau được đặt trên cao. Điều này đã khiến cho âm thanh tại lễ hội trở thành âm thanh stereo thay vì mono, một khái niệm còn rất mới tại những năm 50 – 60.

Và thế, những chiếc ampli MC3500 của McIntosh đã góp phần tạo nên một sự kiện âm nhạc truyền kỳ đầy cảm xúc. Lễ hội Woodstock đã diễn ra trong vòng 3 ngày, thu hút gần 500,000 người tham gia. Lễ hội sau đó đã trở thành biểu tượng của văn hóa nước Mỹ trong những năm 1960s, và những thước phim tài liệu về Woodstock cũng được vinh danh là một trong những đoạn phim tài liệu tuyệt vời nhất của lịch sử điện ảnh nước Mỹ.

Vào năm 2019, nhân dịp 50 năm kỷ niệm lễ hội Woodstock, McIntosh – kết hợp Trung tâm Nghệ thuật Bethel Woods – đã tổ chức một buổi nói chuyện với tiêu đề “Can You Hear Me at the Back? Bill Hanley and the Woodstock Sound” (Tạm dịch “Bạn có thể nghe thấy tôi ở phía sau không? Bill Hanley và Công ty Woodstock Sound” với sự góp mặt của Ông Bill Hanley cũng đội ngũ của mình. Tại đây, họ kể những câu chuyện cá nhân về nguồn gốc của hệ thống âm thanh và cách họ tạo ra nó, thảo luận về vai trò cá nhân của họ trong lễ hội và chia sẻ những kỷ niệm đẹp về việc cung cấp năng lượng cho sự kiện biểu diễn nhạc sống lớn nhất thời điểm đó.

Dự án “Wall of Sound” 1974 – Công trình âm thanh vĩ đại:

“Wall of Sound” là một dự án âm thanh khổng lồ nằm trong buổi biểu diễn của nhóm nhạc Grateful Dead vào năm 1974. Theo đó, được thành lập vào giữa những năm 1960 tại California, trung tâm của cuộc cách mạng âm nhạc và văn hóa, nhóm nhạc Grateful Dead đại diện cho một phong cách âm nhạc mới không bị ảnh hưởng bởi các giới hạn hay cấu trúc bài hát hiện giờ. Nhiều thể loại âm nhạc khác nhau như Reggae, Folk, Country, và Jazz được hợp nhất lại với nhau bởi các thành viên của nhóm, Grateful Dead đã tạo ra một phong cách nhạc phức tạp hơn, mang ít cấu trúc rập khuôn hơn nhiều.

Các thành viên của nhóm nhạc Grateful Dead

Với sự ngẫu hứng độc đáo trong âm nhạc và văn hóa biểu diễn trực tiếp cho những người hâm mộ, không ngạc nhiên khi Grateful Dead không hài lòng với hệ thống âm nhạc mà họ sử dụng trong chuyến lưu diễn đầu tiên. Không một ai trong số họ có thể thực hiện hoàn hảo với những lần biểu diễn đầy ngẫu hứng của mình. Một vấn đề khác là đến đầu những năm 70, quy mô của các buổi biểu diễn đã trở nên lớn hơn, người tham dự đông hơn và họ cần một khu vực to lớn hơn. Vì thế, nhóm đã chắc chắn rằng họ muốn có một hệ thống âm thanh thích hợp cho các buổi biểu diễn trực tiếp của nhóm. Sau đó, Grateful Dead đã làm việc với kỹ sư âm thanh của họ, Dan Healy và Owsley “Bear” Stanley, cùng với Alembic Inc. Studios để xây dựng nên một hệ thống âm thanh tối ưu. Kết quả là một công trình âm thanh mang tính đột phá và vô cùng tham vọng với cái tên “Wall of Sound” (Bức Tường Âm Thanh) đã được ra mắt trong chuyến lưu diễn vào ngày 23 tháng 3 năm 1974 tại Cow Palace ở Thành phố Daly, California.

Phác họa hệ thống “Wall of Sound”

“Wall of Sound” sử dụng 6 hệ thống âm thanh riêng biệt với tổng công suất tức thời lên đến 26,400 watts, có thể tách ra đến 11 kênh khác nhau, bao gồm: giọng hát, tiếng guitar, tiếng piano, tiếng bass, tiếng snare…. Âm trầm còn được truyền qua một bộ mã hóa tứ âm, lấy tín hiệu từ mỗi chuổi âm và khuếch đại nó đến một hệ thống loa riêng biệt. Như Stanley đã miêu tả: “ Wall of Sound là cái tên mà nhiều người đặt cho hệ thống âm thanh mạnh mẽ và cực kỳ chính xác mà chúng tôi đã thiết kế vào năm 1973 dành cho nhóm Grateful Dead. Đó là một bức tường rất lớn gồm các dãy loa được đặt phía sau các nhạc công. Hệ thống không cần bất kỳ một tháp loa nào khác mà vẫn có thể đạt được hiệu suất nửa dặm từ sân khấu mà chất lượng âm thanh không bị suy giảm.” Và kết quả của việc phân bổ kênh như vậy chính là chất lượng âm thanh trong như pha lê và không bị biến dạng quá nhiều.

Số lượng loa khổng lồ của hệ thống

McIntosh cũng góp mặt trong dự án âm nhạc vĩ đại này. Tổng cộng 48 bộ khuếch đại McIntosh MC2300 – có thể cung cấp công suất 28.800 Watts – đã được huy động để phối hợp với 586 chiếc loa JBL và 54 loa tweeter của Electrovoice. Với dự án “Wall of Sound”, Grateful Dead đã hình dung đến một buổi biểu diễn cực kỳ hoành tráng, nhưng vẫn giữ được chất âm tự nhiên nhất; và một hệ thống đủ lớn để mọi người trong bán kính một phần tư dặm có thể thưởng thức âm nhạc của họ. Khi ban nhạc phát triển, dự án “Wall of Sound” cũng được hoàn thiện dần với 48 mẫu ampli MC2300 cùng 2 mẫu ampli khuếch đại mono MC350, nâng tổng công suất lên đến 29.500 Watts, góp phần không nhỏ đến với sự thành công của dự án.

Trong cuộc triển lãm “Grateful Dead” tại bảo tàng Rock & Roll Hall of Fame vào năm 2012 do McIntosh tổ chức, Chủ tịch của McIntosh, Charlie Randall, cho biết: “McIntosh có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử âm nhạc nước Mỹ, và một phần quan trọng  trong chuyến hành trình lịch sử ấy chính là Grateful Dead Giống như các thành viên của ban nhạc, chúng tôi luôn nhận ra được tầm quan trọng của chất lượng âm thanh. Chúng tôi tự hào khi không chỉ tài trợ cho cuộc triển lãm này, mà còn đóng góp một phần vào lịch sử của ban nhạc. Từ hệ thống âm thanh ở Woodstock đến dự án Wall of Sound được tạo ra dành riêng cho Grateful Dead, McIntosh là trung tâm của cuộc cách mạng âm thanh đã thay đổi cách mà các nghệ sĩ biểu diễn tại các buổi hòa nhạc trực tiếp, cùng với cách mà khán giả thưởng thức chúng”.

Bài viết gần đây

The Classic EVO – Sự sang trọng và cổ điển đầy lôi cuốn của Pro-Ject Audio

16/04/2024

[Audio LAB] McIntosh MCD12000-AN và MA12000-AN phiên bản kỷ niệm 75 năm: Câu chuyện giá trị của đồ Limited

10/04/2024

[Điện tử Linh Anh] Đánh giá loa Duetto – Bookshelf đầu tiên của Sonus faber liền âm ly 700w

05/04/2024

Trải nghiệm Duetto – Vẻ đẹp tinh tế, nội lực mạnh mẽ từ hệ thống Stereo không dây đầu tiên của Sonus faber

02/04/2024

[Sản Phẩm Mới] Bowers & Wilkins giới thiệu 700 S3 Signature

27/03/2024

Món quà nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập của McIntosh

22/03/2024

Bài viết liên quan

[Audio LAB] McIntosh MCD12000-AN và MA12000-AN phiên bản kỷ niệm 75 năm: Câu chuyện giá trị của đồ Limited

10/04/2024

Món quà nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập của McIntosh

22/03/2024

McIntosh MA12000 và MCD12000 phiên bản kỷ niệm 75 năm đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam

21/03/2024

McIntosh chính thức ra mắt 2 mẫu Preamp C55 và C2800 – ngõ vào đa dạng, sở hữu thiết kế mới cho hệ thống Bi-amp

15/03/2024

McIntosh kỷ niệm 75 năm thành lập với hàng loạt sản phẩm phiên bản “75th Anniversary”

10/01/2024

[Sản Phẩm Mới] McIntosh chính thức trình làng MC2.1KW – Sự trở lại của “gã khổng lồ” lực lưỡng

10/01/2024

Cập Nhật Tin Tức Từ
Đông Thành - Hòa Phúc

Đăng ký email để nhận các thông tin mới nhất từ Đông Thành – Hòa Phúc 

Tìm kiếm sản phẩm

Loại sản phẩm
Checkbox Filter - Product Type(Shop Page)