BÀI VIẾT

Hành Trình McIntosh 2019 – Tham quan xưởng sản xuất McIntosh (Phần 1)


Hành Trình McIntosh 2019 pict 1.jpg

Vào tháng 06 vừa qua, Cty TNHH Đông Thành – Hòa Phúc đã tổ chức chuyến đi “Hành Trình McIntosh 2019”, với sự có mặt của các Đại Lý Vàng cũng như người tiêu dùng McIntosh tại Việt Nam. Bay qua “nửa vòng trái đất” để đặt chân tại tiểu bang New York, USA – đoàn “McFans” đã có cơ hội tham quan xưởng sản xuất McIntosh ngụ tại thành phố Binghamton, New York, USA.

Được thành lập vào năm 1949 bởi ngài Frank H. McIntosh, “Gã khổng lồ xanh” đã có tuổi đời 70 năm tại quê nhà Binghamton, New York, USA. Vốn là một thị trấn với lịch sử công nghiệp hàng đầu tiểu bang New York, Binghamton có vai trò là nơi bắt nguồn của nhiều thương hiệu hàng đầu USA như IBM, và tập đoàn hàng không Lockheed Martin. Từ năm 1956 đến nay, xưởng sản xuất cũng như trụ sở của McIntosh được đặt tại số 2 Chamber Street – một tuyến đường trung chuyển lớn từ Binghamton đến New York City. 


Khung cảnh bên ngoài “tòa nhà McIntosh”


Đoàn Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng các đại diện McIntosh

Tại McIntosh, tất cả các khâu hoạt động từ nghiên cứu đến sản xuất, chứa hàng đều được đặt dưới một mái nhà chung. Chính vì thế, McIntosh hiện đang là một trong những thương hiệu hoạt động theo chiều dọc thành công nhất ngành công nghiệp âm thanh cao cấp. Chính trong tòa nhà này, các nguyên liệu thô được tái chế, lắp ráp, kết hợp và hình thành các sản phẩm McIntosh kinh điển được người yêu nhạc ưa chuộng trên toàn thế giới.

Bắt đầu buổi tham quan, Mr.Charlie Randall – chủ tịch tập đoàn McIntosh Group đã giới thiệu đoàn Việt Nam với khu vực sản xuất của McIntosh. Vốn là một kỹ sư, Mr.Charlie đã có thâm niên tại McIntosh từ những năm thập niên 80 – khi ông là một kỹ sư trẻ vừa tốt nghiệp đại học tại Binghamton. Với tầm nhìn rộng mở, trải qua nhiều năm làm việc và thăng cấp dần từ vị trí thực tập viên đến chức vụ hàng đầu hiện tại, Mr. Charlie có thể xem là “xương sống” gầy dựng nên sự thành công tầm vóc quốc tế của McIntosh hiện nay. 

Trong buổi giới thiệu, Mr.Charlie giải thích rằng xưởng sản xuất của McIntosh được chia ra 05 khu vực chính, bao gồm khu vựct: bo mạch, mặt kính, vỏ ngoài, biến thế và lắp ráp.


Mr.Charlie Randall cùng thiết kế đầu tiên của mình - mẫu ampli 02 kênh MC754, được trình làng vào năm 1988

Mr.Charlie Randall cùng thiết kế đầu tiên của mình – mẫu ampli 02 kênh MC754, được trình làng vào năm 1988

Khu vực Bo Mạch

Ở “đầu vào” của quá trình sản xuất chính là khu vực lắp ráp bo mạch – nền tảng của mọi sản phẩm McIntosh. Nhằm tăng hiệu suất cũng như độ chính xác của quá trình lắp linh kiện lên bo, McIntosh sử dụng những chiếc máy lăp bo cơ học công nghiệp mang tên “ADVANTISx” đến từ tập đoàn Universal Instruments (thú vị thay, những chiếc máy này cũng được sản xuất tại Binghamton, New York, USA). Với công dụng như một chiếc “máy in” bo mạch, mỗi máy ADVANTISx chứa đựng 72 loại linh kiện đặc thù và sau đó, lần lượt “bắn” chúng lên những chiếc bo trong băng chuyền. 


Cận cảnh máy lắp bo mạch "“Universal Instruments -

Cận cảnh máy lắp bo mạch ““Universal Instruments –

Tùy thuộc vào lịch trình sản xuất, các kỹ sư tại McIntosh sẽ thiết lập sản xuất bo mạch theo model sản phẩm. Hiện tại, năng suất của xưởng McIntosh lên đến hơn 1000 thành phẩm / tháng – chính vì thế, khâu lắp ghép bo mạch hết sức quan trọng nhất trong quá trình sản xuất của McIntosh. Với 05 cỗ máy ADVANTISx chuyên dụng, McIntosh hiện đang khai thác hết năng suất của chúng, và sẽ sớm cần đầu tư thêm. Sau khi hoàn thành công đoạn đầu, những chiếc bo đã phủ linh kiện được chạy vào máy hàn công nghiệp, đảm bảo độ chính xác cũng như tiết kiệm thời gian hàn thủ công. 



Hành trình McIntosh 2019 pict 8

TRƯỚC



Hành Trình McIntosh pict 7

SAU

Không quên đi sự quan trọng của “cái chạm” chuyên môn của các kỹ sư giàu kinh nghiệm, các linh kiện quan trọng nhất của bo được lắp ráp và hàn thủ công ở giai đoạn cuối – đánh dấu điểm dừng của khâu sản xuất bo thiết yếu.


khu vực lắp linh kiện thủ công


Khu vực chưa bo đã hoàn thành

Sau khi hoàn tất, các chiếc bo sẽ được đưa sang bộ phận kiểm duyệt chất lượng. Tại đây, đội kỹ sư sẽ sử dụng những máy test chuyên dụng nhằm kiểm tra bo mạch. Trên kệ màu cam trong hình, mỗi chiếc máy sẽ tương thích với bo của một model sản phẩm nhất định. Từ đó, các chiếc bo sẽ được đo và kiểm tra theo các chỉ số tùy thuộc vào sản phẩm. Trong trường hợp phát hiện bo mạch bị lỗi, vị kỹ sư sẽ ghi dấu lại số đo bị thất thường và loại bỏ chiếc bo lỗi ra khỏi dây chuyền. Kế đến, những chiếc bo hoàn thiện sẽ được đưa sang khu vực tiếp theo, chờ đợi lắp vào thành phẩm. 


Khu vực kiểm duyệt bo mạch tại McIntosh

Khu vực mặt kính

Song song với khâu sản xuất bo mạch chính là một khâu quan trọng không kém – đó chính là khâu sản xuất mặt kính của sản phẩm McIntosh. Chắc hẳn người yêu McIntosh sẽ đồng tình, đây là một trong những yếu tố đóng góp vào “cái tên” trường tồn của McIntosh qua nhiều thế hệ của các sản phẩm. Vào năm 2018, khi phát hiện quá trình sản xuất không đủ năng suất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của người yêu nhạc trên toàn thế giới, McIntosh đã đầu tư hơn $1,000,000 đô nhằm nâng cấp khâu sản xuất này. 



Đối với tất cả sản phẩm McIntosh, điểm nhấn không thể thiếu chính là “mặt kính đen” đặc trưng. Tuy nhiên, ít có ai biết rằng mặt kính của McIntosh được cắt hoàn toàn từ… nước. Sử dụng máy cắt công nghiệp đặc biệt, nước cùng hợp chất cát được bơm lên vòi nén không khí và “bắn” ra với tốc độ cực nhanh (gấp 03 lần tốc độ âm thanh). theo Mr. Charlie Randall, “cỗ máy này có thể cắt ngang qua kính dày 1 inch dễ dàng như dao cắt qua bơ”. Chính nhờ công nghệ này, McIntosh có thể dễ dàng thiết kế các chi tiết tinh xảo lên sản phẩm của họ – điển hình chính là các vị trí cắm bóng và nút vặn trên MTI100. 


Mặt kính MTI100 vừa được hoàn thiện


Cận cảnh độ tinh xảo của một mẫu kính được cắt ra khỏi mặt kính MTI100

Kế đến, những ván kính được đánh bóng và chuyển sang khu vực sơn màu. Đây chính là một trong những nơi được nâng cấp nhiều nhất trong năm qua khi được trang bị máy in tia cực tím hoàn toàn mới. Tại đây, những mặt kính sẽ được lần lượt phủ nhiều lớp sơn đen. Đặc biệt, nhờ phần mềm tân tiến, cỗ máy in này sẽ chỉ in ở những nơi cần thiết – những phần còn lại như logo McIntosh hoặc cửa sổ mặt kính được giữ nguyên.

Sau đó, công đoạn cuối cùng là vệ sinh và kiểm tra chất lượng.


Đoàn Việt Nam trong phòng sơn mặt kính


Máy sơn tia cực tím mới tại McIntosh


Mặt kính McIntosh C49 đang được vệ sinh


Phần 01 của bài viết về buổi thăm xưởng sẽ kết thúc tại đây. Kính mời Quý Khách đón đọc phần sau!

Bài viết gần đây

C55 và C2800 chính thức có mặt tại Showroom Đông Thành – Hòa Phúc

03/05/2024

Sonus faber tung ra phiên bản cập nhật mới dành cho mẫu loa Omnia

02/05/2024

[Audio Lab] Bowers & Wilkins 702 S3 Signature và 705 S3 Signature – Đẹp hơn, Hay hơn và Quá Xứng Đáng

26/04/2024

Bộ lọc High Pass / Low Pass – Tính năng thay đổi cuộc chơi của bộ đôi McIntosh C55 & C2800

25/04/2024

Đếm ngược ngày ra mắt của Wilson Audio WATT/Puppy

24/04/2024

Bowers & Wilkins 702 S3 và 705 S3 phiên bản Signature đã chính thức cập bến tại thị trường Việt Nam

19/04/2024

Bài viết liên quan

McIntosh chính thức cho ra mắt RS150 và RS250 – Sự cải tiến chất lượng dành cho hệ thống loa không dây

11/12/2021

Pro-Ject Audio nâng cấp dòng mâm đĩa than Debut Line với Debut Carbon EVO

15/09/2020

Sonus faber Guarneri Tradition – Sự kế thừa tinh hoa của dòng loa bookshelf huyền thoại

01/07/2020

Pro-Ject Juke Box S2: Mâm Đĩa than “All-in-one” đa năng của làng âm thanh

08/05/2020

Audio Research VSi75 – Ampli đèn tích hợp “All in one”, chuẩn mực trong việc tái tạo âm thanh

17/02/2020

McIntosh MC2152 70th Anniversary – Ampli đèn đoạt giải Grand Prix 2019 từ Stereo Sound

04/02/2020

Cập Nhật Tin Tức Từ
Đông Thành - Hòa Phúc

Đăng ký email để nhận các thông tin mới nhất từ Đông Thành – Hòa Phúc 

Tìm kiếm sản phẩm

Loại sản phẩm
Checkbox Filter - Product Type(Shop Page)