Thuật ngữ “Bi – Wire” ra đời vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20, cùng lúc với sự ra đời của những mẫu loa với thiết kế trang bị 4 cọc loa phía sau, và dần dần trở nên thông dụng trong giới âm thanh. Cho đến nay, Bi – Wire dường như trở thành một cách thú vị để có thể nâng cấp hệ thống âm thanh của người yêu nhạc.
Bi-wire là gì?
Bi-wire có thể hiểu một cách đơn giản là phương thức kết nối ampli và loa qua dây loa sử dụng 02 đường tín hiệu khác nhau để chơi mỗi dải loa – bằng cách sử dụng dây “bi-wire” chuyên dụng. Thông thường, Bi-wire sẽ không thể sử dụng ở các mẫu loa toàn dải (những mẫu loa chỉ có 1 củ loa), mà sẽ được sử dụng ở các mẫu loa 2 đường tiếng trở lên. Tuy nhiên, vẫn còn 1 điều kiện tiên quyết đối với việc chơi Bi-wire, chính là các mẫu loa phải có thiết kế ít nhất 4 cọc loa phía sau.
Về thiết kế, các mẫu dây bi-wire thay vì được trang bị 02 jack kết nối (+/-), thì sẽ sở hữu 04 jack kết nối – 02 jack (+/-) dành cho dải trầm, và 02 jack (+/-) còn lại dành cho dải trung / cao.

Cách đấu Single Wire

Cách đấu Bi – Wire
Lợi ích của việc kết nối Bi-wire
Trong hệ thống âm thanh, ampli thông thường sẽ cần trở kháng cao hơn trên dây loa dành cho loa tweeter, và đối với loa woofer thì sẽ cần trở kháng thấp hơn. Theo đó, với cách đấu dây bi–wire, các tín hiệu cho từng củ loa riêng biệt sẽ được tách ra: các tín hiệu sẽ di chuyển trong những dây dẫn dành riêng cho các dải tần số khác nhau để đi đến từng củ loa tương ứng, như tín hiệu tần số cao sẽ đến củ loa tweeter, và tín hiệu tần số thấp sẽ đến củ loa woofer. Sự tách biệt tần số này có thể làm giảm sự tương tác từ trường trong dây, giúp cho việc tái tạo âm thanh trở nên chính xác hơn và âm thanh phát ra có độ sạch, bộc lộ các chi tiết rõ rệt hơn – đặc biệt là ở dải trung.
Lấy ví dụ đơn giản, nếu ví dây loa là một con đường, thì trước đây 2 làn “xe” lẫn lộn, không hàng không lối cứ di chuyển với nhau, tốc độ sẽ không thể nhanh được do gặp vấn đề “ùn tắc giao thông”. Tuy nhiên, nếu xây dựng thêm 1 “tuyến đường” nữa, thì tốc độ di chuyển sẽ nhanh hơn, đặc biệt hơn là sẽ không bị “ùn tắc giao thông” do phân ra 2 làn rõ ràng.
Cách cải thiện âm thanh thú vị:
Điều thú vị khi sở hữu một hệ thống âm thanh hi-fi hoặc high-end chính là người dùng hoàn toàn có thể tự thiết lập cũng như là thay đổi, nâng cấp hệ thống để phù hợp với thị hiếu của bản thân. Do đó, đừng chỉ dừng lại ở cách đấu dây thông thường, hãy thử trải nghiệm cách đấu dây Bi-wire để có thể khám phá nhiều hơn về tiềm năng cũng như đặc tính của hệ thống âm thanh tại gia của mình.
Hai thương hiệu loa hỗ trợ bi-wire do Đông Thành – Hòa Phúc phân phối là: Bowers & Wilkins và Sonus Faber.
Transparent Audio, đến từ Maine, USA, là thương hiệu sản xuất dây âm thanh cao cấp, và chuyên cung cấp dây loa thông thường lẫn dây loa bi-wire.
Bi – Wire ở mẫu loa Sonus Faber Guarneri Tradition
Bi – Wire ở mẫu loa Bowers & Wilkins 804 D3
Những điều cần lưu ý:
Đối với các mẫu loa sở hữu 04 cọc loa, cọc loa trầm thường được kết nối với cọc trung-cao qua chiếc ‘jumper’ chuyên dụng – một phụ kiện cần thiết khi sử dụng dây lao thông thường. Người chơi cần phải tháo bỏ jumper trước khi kết nối dây bi-wire.
Khi kết nối, chú trọng đấu dây chính xác vào cực (+/-) tương ứng.
Cọc loa trầm được kết nối với cọc trung-cao qua chiếc ‘jumper’ chuyên dụng khi kết nối Single – Wire
Hai chiếc “Jumper” sau khi được tháo ra
Để có thêm thông tin chi tiết hoặc đặt lịch trải nghiệm, Quý Khách vui lòng liên hệ hotline 0903 777 643.
CTY TNHH ĐÔNG THÀNH – HÒA PHÚC
Nhà phân phối các thương hiệu âm thanh hàng đầu thế giới
📍Showroom TP.HCM: Số 94 đường số 14, KĐT mới Him Lam, P. Tân Hưng, Q.7, Tp. HCM.
📍Showroom Hà Nội: Số 282, Tổ 17, Đường Hồ Ba Mẫu, P. Phương Liên, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội
🌐 Website: www.dongthanh-hoaphuc.vn
📥 Email: [email protected]
☎️ Hotline tư vấn: Mr.Tài – 0903 777 643